GIỚI THIỆU VỀ VÁN CAO SU GHÉP THANH
Ván cao su ghép thanh hay còn gọi là ván cao su ghép. Đây là một loại gỗ công nghiệp được sản xuất bằng cách ghép nhiều thanh gỗ cao su nhỏ lại với nhau. Từ đó, tạo thành một tấm gỗ có kích thước lớn. Sở dĩ gỗ cao su thích hợp làm ván ghép thanh là bởi đường kính thân cây vốn nhỏ, không thể dùng làm những đồ gỗ cần bề mặt lớn (do phải ghép thủ công mất nhiều thời gian). Sử dụng ván ghép thanh cao su sẽ giúp tiết kiệm thời gian khi thi công sản xuất.
QUY CÁCH VÁN CAO SU GHÉP THANH
Kích thước tiêu chuẩn của một tấm ván gỗ cao su ghép là 1220mm x 2440mm. Còn độ dày của các tấm ván đa dạng từ 8mm, 10mm, 14mm, 15mm, 16mm, 17mm, 18mm, 20mm, 25mm…..
THÀNH PHẦN
Thành phần cấu tạo chính của các tấm ván cao su ghép đó là gỗ cao su tự nhiên.
Ngoài thành phần gỗ cao su chính, thì trong một tấm ván ghép còn được đính kèm theo một số phụ liệu như:
- Keo Urea Formaldehyde (UF);
- Phenol Formaldehyde (PF);
- Polyvinyl Acetate (PVAC).
Những phụ liệu này sẽ giúp tăng độ kết dính, giúp các tấm ván gỗ cao su ghép có tuổi thọ cao.
PHÂN LOẠI BỀ MẶT
Cũng như các dòng ván gỗ ghép thanh khác, ván ghép từ cao su cũng được đánh giá các bề mặt theo chất lượng A, B, C. Cụ thể như sau:
Gỗ cao su ghép bề mặt AA:
Ván cao su ghép chất lượng AA là sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Đặc điểm của gỗ có 2 mặt và các cạnh đẹp, màu sắc hài hòa. Chúng thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm từ gỗ có yêu cầu đẹp tuyệt đối.
Gỗ cao su ghép bề mặt AB:
Ván cao su ghép chất lượng AB có một mặt đẹp và một mặt tương đối.
Trong đó, mặt đẹp là mặt A không có mắt chết hay đường chỉ đen thường có màu đỏ. Còn mặt tương đối là mặt B, có mắt sống đen nhỏ, đường chỉ đen bé hơn 5mm.
Loại gỗ này thích hợp để sản xuất các sản phẩm như cửa tủ, tủ bếp, mặt bàn…
Gỗ cao su ghép bề mặt AC:
Gỗ cao su ghép AC có một mặt A đẹp không mắt chết, không đường chỉ đen. Còn mặt C không giới hạn mắt đen hay đường chỉ. Ngoài ra, chất lượng và màu sắc xấu hơn so với 2 loại gỗ trên.
Ván cao su về mặt AC thích hợp làm ván lót sàn, hay ốp tượng, những vị trí không yêu cầu tính thẩm mỹ cao.
Gỗ cao su ghép bề mặt BC:
Ván gỗ cao su ghép bề mặt BC là loại sản phẩm có giá thành rẻ. Bởi tính thẩm mỹ của tấm ván không cao do sử dụng bề mặt B và C nhiều đường chỉ đen và mắt sống.
Cũng giống như AC, ván cao su ghép mặt BC thường được dùng làm lót sàn.
Gỗ cao su ghép thanh chất lượng CC:
Gỗ cao su ghép chất lượng CC có 2 mặt gỗ đều xấu. Nên sẽ sử dụng để làm cốt gỗ dán veneer lên bề mặt.
ƯU NHƯỢC ĐIỂM
Gỗ cao su ghép có đặc điểm là thớ gỗ dày, màu sắc đẹp mắt, vân gợn, ít co. Do đó, dòng gỗ này được đánh giá khá cao.
Dưới đây là chi tiết một số ưu và nhược điểm của các sản phẩm cao su ghép thanh.
Ưu điểm:
Gỗ cao su ghép có thành phần chính là gỗ tự nhiên, do đó dòng gỗ này có những ưu điểm sau:
- Ít bị cong vênh, mối mọt trong quá trình sử dụng (so với gỗ tự nhiên).
- Đa dạng về mẫu mã, độ bền màu cao.
- Có khả năng chịu xước và va đập tốt.
- Có độ bền không thua kém với gỗ nguyên khối.
- Giá thành rẻ.
- Giúp giải quyết bài toán khan hiếm gỗ tự nhiên.
Nhược điểm:
Ngoài những ưu điểm trên, ván cao su ghép thanh còn tồn tại một số nhược điểm sau:
- Không có tính đồng đều về màu sắc.
- Hệ vân không cao vì được ghép từ nhiều thanh gỗ cao su.
CÁC KIỂU GHÉP
Ghép finger đứng, finger ngang, ghép song song hay ghép giác là 4 kiểu ghép gỗ cao su phổ biến. Cụ thể:
Ghép nối đầu/ ghép finger đứng:
Ghép Finger đứng áp dụng cho các thanh gỗ cao su có cùng độ dày nhưng không cùng độ dài.
Các thanh gỗ được đánh mộng ở hai đầu. Sau đó, tiến hành xẻ răng lược theo chiều đứng so le. Tiếp đến, ghép lần lượt lại với nhau để tạo thành thanh gỗ có chiều dài bằng nhau.
Các thanh gỗ này sau đó sẽ được tiếp tục ghép lại với nhau thành tấm ván cao su có kích thước tiêu chuẩn. Bề mặt các thanh gỗ sẽ xuất hiện vết ghép răng cưa.
Ghép nối đầu/ ghép finger nằm ngang:
Khác với Finger, phần mặt cạnh của các thanh gỗ có cùng độ dày sẽ được đánh mộng. Sau đó, tiến hành xẻ răng lược theo chiều ngang so le và ghép lại với nhau thành những thanh gỗ dài bằng nhau.
Các thanh gỗ này cũng sẽ tiếp tục được ghép lại với nhau thành tấm gỗ lớn. Bề mặt tiếp xúc giữa các thanh gỗ sẽ không có vết ghép. Thay vào đó, vết răng cưa sẽ xuất hiện ở 2 cạnh bên của tấm ván.
Ghép song song:
Ghép song song áp dụng cho những thanh gỗ cao su có cùng chiều dài nhưng khác nhau về chiều rộng. Sau khi ghép, khi nhìn ngang sẽ thấy vết ghép là một đường thẳng.
Ghép giác:
Ghép giác khá phức tạp nên yêu cầu sự tỉ mỉ và kỳ công. Theo đó, các thanh cao su sẽ được nối lại với nhau thành một khối. Sau đó, tiến hành xẻ gỗ theo hình ảnh và kích thước có sẵn.
Tiếp đến, dùng 2 khối gỗ có kiểu dáng và kích thước khớp nhau để nối lại thành tấm gỗ hoàn chỉnh.
SẢN XUẤT VÁN CAO SU GHÉP THANH NHƯ THẾ NÀO?
Chắc hẳn khi đọc đến đây sẽ nhiều người thắc mắc quy trình sản xuất gỗ cao su ghép như thế nào. Thực tế, ở mỗi cơ sở sẽ có quy trình sản xuất riêng. Tuy nhiên, chung quy lại, quá trình sản xuất đều trải qua 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Thu hoạch gỗ
Lựa chọn những cây cao su phù hợp, đa số là những cây không thể lấy được mủ nữa.
Tiếp đến, sử dụng máy cắt, lấy phần thân gỗ, loại bỏ cành và lá cây. Sau đó vận chuyển về nhà máy xử lý.
Giai đoạn 2: Xử lý gỗ
Thân gỗ cao su sau khi vận chuyển về nhà máy sẽ được ngâm trong hồ nước chứa hóa chất. Nhằm giúp dễ dàng bóc vỏ và dễ cắt theo kích thước. Đồng thời, loại bỏ các tác nhân gây mối mọt, nấm mốc.
Giai đoạn 3: Sản xuất ván ghép gỗ cao su
Công đoạn này gồm những bước sau:
- Bóc vỏ và cắt thành từng miếng gỗ theo kích thước yêu cầu.
- Đưa miếng gỗ cao su vào máy cắt lát để tạo thành tấm gỗ mỏng.
- Tấm gỗ cao su được đưa lên dây chuyển để phân loại và cắt theo kích thước.
- Tiến hành sấy khô gỗ để đạt độ ẩm quy định.
- Kiểm tra khuyết tật trên tấm gỗ bằng công nghệ quét. Sau đó, tiến hành sửa lỗi nếu có.
- Làm sạch bề mặt 2 tấm ván, phủ keo dính lên bề mặt, xếp các tấm ván chồng lên nhau theo độ dày yêu cầu.
- Đưa tấm ván vào máy ép lạnh, giúp làm phẳng và đảm bảo keo được phân phối đồng đều.
- Tiến hành ép nóng giúp các tấm gỗ liên kết chặt chẽ với nhau.
- Gỗ sẽ được làm nguội, đưa vào máy cắt tỉa và chà nhám để bỏ cạnh, làm mịn bề mặt.
- Cuối cùng là kiểm tra chất lượng thành phẩm.
- Sau khi hoàn thành 3 giai đoạn trên, các tấm ván cao su sẽ được đóng thành kiện theo quy định. Hoặc bảo quản trong kho, hoặc phân phối đến xưởng sản xuất đồ nội thất…
ỨNG DỤNG
Qua những thông tin trên có thể thấy, gỗ ghép cao su có chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng. Do đó, dòng gỗ này được ứng dụng phổ biến trong sản xuất đồ nội thất như:
- Bàn ghế, bàn học sinh, bàn bếp
- Giường;
- Tủ quần áo, tủ bếp;
- Kệ tivi, kệ sách;
- Sản xuất các vật dụng của trẻ;
- Khung tranh ảnh;
- Đồ dùng thủ công mỹ nghệ…
Bên cạnh sản xuất nội thất, gỗ cao su ghép còn được sử dụng để lát sàn nhà, ốp tường. Đây là xu hướng được rất nhiều người lựa chọn mang đến không gian sang trọng, hiện đại, dễ vệ sinh.
Gỗ cao su ghép thanh không chỉ được ứng dụng trong gia đình. Mà còn được ứng dụng ở văn phòng, quán cà phê, nhà hàng, khách sạn…
————————————————————————————————————————————————
Để được tư vấn về chất lượng và giá thành ván ghép thanh gỗ Cao Su, quý khách hàng vui lòng liên hệ Gỗ Duy Hà:
Hotline: 0975.257.992 hoặc 0963.207.604
Địa chỉ: Ngã tư Cầu Liêu – xã Thạch Xá – huyện Thạch Thất – TP.Hà Nội
Website: www.goduyha.com
Email: kinhdoanh@goduyha.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.