Gỗ keo ghép thanh là một trong 4 loại ghép thanh phổ biến tại Việt Nam, gỗ được ghép từ nhiều thanh keo tự nhiên nhỏ lại thành ván. Do giá rẻ, nhẹ và ít mối mọt nên ván ghép thanh gỗ keo thường dùng để sản xuất đồ nội thất, đồ mộc trang trí,….
Cùng tìm hiểu về gỗ keo ghép thanh là gì? Quy trình sản xuất, phân loại, ưu – nhược điểm. Cuối bài viết là bảng báo giá gỗ keo ghép thanh chỉ từ 312.000đ đang được bán tại Duy Hà. Mời các bạn theo dõi !
THÔNG TIN VỀ GỖ KEO GHÉP THANH
Gỗ keo hay còn gọi là gỗ tràm, là một chi của một số loài cây thân bụi và thân gỗ. Được biết, loại gỗ này có nguồn tại đại lục cổ Gondwana.
Đặc điểm của cây keo là cây thẳng, gỗ có màu vàng trắng và có vân. Đồng thời, có giác lõi phân biệt
Hiện nay, gỗ keo được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đồ gỗ, đồ nội thất. Trong đó, sản phẩm ván keo ghép thanh cũng là một trong ứng dụng phổ biến.
Gỗ keo ghép thanh là loại gỗ CN được gắn từ các thanh gỗ kẹo tự nhiên. Sau đó, được đem đi ép với áp suất và nhiệt độ phù hợp. Nhằm đảm bảo độ bền và chống mối mọt khi đưa vào sử dụng.
Quy cách sản của các loại ván gỗ keo ghép:
- Độ dày: 12 ly, 15 ly, 18 ly;
- Kích thước: 1220 x 2440 mm;
- Độ ẩm: từ 8 – 12% (tối đa);
- Keo tiêu chuẩn quốc tế: F4
Hiện nay, gỗ keo tràm ghép thanh được sản xuất với kích cỡ phổ biến sau: 12mm, 15mm, 18mm, 20mm, 22mm, 25mm,….
Thành phần cấu tạo ván keo ghép thanh
Cũng như các dòng gỗ ghép thanh khác. Thành phần chính của ván keo ghép là thanh keo tự nhiên có kích thước nhỏ. Sau đó, các thanh gỗ sẽ được ghép với nhau bằng máy móc hiện đại. Từ đó, ra thành phẩm hoàn chỉnh với kích thước yêu cầu (xem chi tiết quy trình sản xuất bên dưới).
Ngoài thành phần chính là gỗ keo, còn phải kể đến những nguyên liệu sau:
- Keo Urea Formaldehyde (UF);
- Phenol Formaldehyde (PF);
- Polyvinyl Acetate (PVAC).
PHÂN LOẠI VÁN GHÉP THANH GỖ KEO
Có rất nhiều cách để phân loại ván gỗ keo. Tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi sẽ phân loại theo chất lượng của bề mặt gỗ.
Từ đó, sẽ giúp bạn đọc nắm rõ ván gỗ keo bao gồm những loại nào. Có như vậy, sẽ giúp bạn đọc lựa chọn sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng.
Phân loại ván ghép thanh keo theo chất lượng gỗ
Gỗ keo ghép mặt AA:
Gỗ keo ghép chất lượng AA là loại gỗ có chất lượng tốt nhất. Theo đó, 2 mặt gỗ đều là mặt A.
Về đặc điểm, gỗ keo ghép mặt AA có màu sắc hài hòa, các cạnh sắc nét. Dòng gỗ này có thể ứng dụng vào bất kỳ lĩnh vực nào. Quá trình thi công cũng dễ dàng và thuận lợi hơn.
Gỗ keo lá tràm ghép thanh mặt AB:
Gỗ tràm ghép thanh mặt AB là dòng gỗ có một mặt A và một B.
Trong đó, mặt A có chất lượng tốt, không có mắt chết hay đường chỉ đen. Còn mặt B có mắt sống, đường chỉ đen trung bình.
Với đặc trên, gỗ keo ghép mặt AB chủ yếu được sử dụng để làm mặt bàn, tủ bếp hay cửa tủ.
Ghép thanh mặt AC:
Ván keo ghép thanh mặt AC có một mặt A không có mắt chết hay đường chỉ đen. Còn mặt C có nhiều đường chỉ đen, đồng thời màu sắc khá xấu, còn nhiều mắt gỗ.
Dùng gỗ keo ghép thanh này chủ yếu được sử dụng để làm lót sàn hoặc ốp tường.
Gỗ keo ghép mặt BC:
Mặt B có mắt sống đen nhỏ, đường kính <5mm. Đồng thời, đường chỉ đen ngắn và trung bình. Còn mặt C không giới hạn đường chỉ đen, màu sắc xấu.
Chính vì thế, gỗ keo ghép cũng được sử dụng để làm ván lót hoặc ốp tường.
Ưu và nhược điểm của ván ép gỗ keo là gì?
Chắc chắn dòng gỗ nào cũng có những mặt ưu điểm và nhược điểm. Do đó, ván ép gỗ keo cũng không ngoại lệ.
Theo đó, một số ưu, nhược điểm của gỗ tràm ghép như sau:
Ưu điểm:
- Gỗ tràm ghép đa dạng về mẫu mã;
- Không bị cong vênh hay mối mọt trong quá trình sử dụng;
- Gỗ có độ bền màu cao;
- Khả năng chống trầy xước và va đập tốt;
- Độ bền của gỗ cao;
- Giá thành rẻ;
- Giúp giải quyết vấn đề khan hiếm của gỗ tự nhiên.
Nhược điểm:
- Không có tính đồng đều về màu sắc;
- Hệ vân không cao.
- Các kiểu ghép gỗ keo phổ biến
Như đã chia sẻ ở trên, gỗ keo ghép được cấu thành từ những thanh gỗ nhỏ. Sau đó, được ghép với nhau thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
Phân loại ván ghép thanh keo theo kiểu ghép
Hiện nay, có rất nhiều kiểu ghép thanh được sử dụng. Tuy nhiên, phổ biến nhất là 2 kiểu ghép sau:
Ghép nối đầu/ ghép finger đứng:
Kiểu ghép đối đầu được áp dụng cho những thanh gỗ có cùng độ dày nhưng không cùng độ dài.
Trước khi ghép, thợ sẽ tiến hành đánh dấu mộng ở 2 đầu gỗ. Sau đó, xẻ theo hình răng cưa theo chiều đứng. Cuối cùng là lần lượt ghép các thanh gỗ có chiều dài bằng nhau.
Ưu điểm của cách ghép này là tạo sự chắc chắn cho thanh gỗ. Tuy nhiên, sản phẩm hoàn thiện sẽ để lộ những vết ghép răng cưa.
Ghép nối đầu/ghép finger nằm ngang:
Tương tự như cách ghép ở trên. Tuy nhiên, các đầu thanh gỗ sẽ được xẻ hình răng cưa theo chiều ngang. Cuối cùng là ghép các thanh gỗ thành thanh có chiều dài bằng nhau.
Ưu điểm của ghép finger nằm ngang là giấu được những vết răng cưa. Tuy nhiên, độ bền của gỗ không cao.
————————————————————————————————————————————————
Để được tư vấn về chất lượng và giá thành ván ghép thanh gỗ Cao Su, quý khách hàng vui lòng liên hệ Gỗ Duy Hà:
Hotline: 0966.519.723
Địa chỉ: Ngã tư Cầu Liêu – xã Thạch Xá – huyện Thạch Thất – TP.Hà Nội
Website: www.goduyha.com
Fanpage: https://www.facebook.com/vancongnghiepduyha
Email: kinhdoanh@goduyha.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.