Ngày nay, gỗ công nghiệp đang được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong ngành thiết kế, nội thất, công trình xây dựng,…Có rất nhiều người thắc mắc gỗ công nghiệp là gì? Nó có ưu và nhược điểm như thế nào khi sử dụng trong ngành? Làm thế nào để phân biệt được chúng? Bài viết dưới đây Gỗ Duy Hà sẽ giải đáp mọi câu hỏi trên và giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại gỗ công nghiệp. Hãy cùng Gỗ Duy Hà đi tìm hiểu nhé!
Gỗ công nghiệp là gì?
Gỗ công nghiệp là loại vật liệu gỗ nhân tạo được cấu tạo từ thành phần chính là bột gỗ từ thân cây, nhánh cây kết hợp với tỉ lệ chất phụ gia, nhựa để tạo nên. Những gia chủ ưa chuộng gỗ tự nhiên quen thuộc thường thắc mắc liệu gỗ công nghiệp có tốt hơn gỗ tự nhiên. Thực ra với mỗi loại gỗ đều có những điểm cộng riêng mà tùy thuộc vào nhu cầu mỗi gia chủ để lựa chọn sao cho phù hợp nhất.
Gỗ công nghiệp có tốt không?
Vật liệu gỗ công nghiệp có nhiều loại và tùy theo từng chất liệu khác nhau sẽ có độ bền khác nhau. Tuổi thọ trung bình của vật liệu này có thể dao động từ 5 – 20 năm tùy theo từng nhà sản xuất. So với gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp có những ưu điểm nổi bật phải kể đến như vân gỗ đa dạng, nhiều mẫu mã, giá thành rẻ hơn, khả năng chống mối mọt tốt hơn so với gỗ tự nhiên.
Ứng dụng của gỗ công nghiệp hiện nay
- Ứng dụng cho nội thất phòng khách như bàn ghế, bàn trà, kệ tivi, kệ trang trí, ốp tường…

- Ứng dụng cho nội thất phòng ngủ từ giường, kệ sách, kệ quần áo, tủ quần áo..

- Nhà bếp được ứng dụng gỗ công nghiệp cho rất nhiều món nội thất như tủ bếp, bàn ăn, bộ bàn ghế ăn kết hợp với đá nhân tạo..
Top 3 loại gỗ công nghiệp phổ biến
Gỗ công nghiệp MFC
Gỗ công nghiệp MFC được sản xuất từ gỗ rừng trồng, những cây gỗ được trồng như cây bạch đàn, cao su, keo,… Các loại cây này thu hoạch ngắn ngày, không cần thân cây to. Người ta có thể sử dụng băm nhỏ cây thành các dăm gỗ sử dụng keo, ép tạo độ dày,…bề mặt gỗ được phủ một lớp Melamine chống thấm, chống trầy xước bảo vệ bề mặt gỗ. Bề mặt tấm ván gỗ MFC có hình trạng trơn, giả vân gỗ hay giả kim loại bắt mắt mang lại tính thẩm mỹ cao có thể ứng dụng trong nhiều không gian khác nhau.
Ưu điểm của gỗ MFC
- Bề mặt bền chống trầy xước, chống cháy.
- Màu sắc Malamine đa dạng, có nhiều sự lựa chọn.
- Lõi gỗ dăm bám ốc vít, có độ bền chắc hơn gỗ MDF.
- GIá thành rẻ hơn MDF, Venner
- Màu sắc đảm bảo sự đồng nhất ( do sản xuất sẵn từ nhà máy).
- Thời gian thi công nhanh chóng, thích hợp với những dự án gấp.
Nhược điểm của gỗ MFC
- Cạnh hoàn thiện bằng chỉ MVC nên không có độ liền lạc cao.
- Đa số chỉ PVC có bề rộng 28mm nên hạn chế về độ dày mặt bàn.
- Bề mặt không tự nhiên.
Ứng dụng
Gỗ MFC có thể sử dụng ở hầu hết các sản phẩm nội thất theo phong cách hiện đại: kệ tivi, tủ quần áo, bàn làm việc, ốp trần, ốp tường,…

Gỗ công nghiệp MDF
Được viết tắt ( Medium Density Fiberboard) có dây truyền sản xuất và nguyên liệu giống như MFC. Tuy nhiên, sau khi khai thác chúng sẽ được nghiền nhỏ thành sợi chứ không dăm như MFC. Sau đó, được ép thành những ván gỗ có kích thước chuẩn 1m2 x 2m4 với độ dày khác nhau từ 2,5 = 25mm. Đây chính là lý do MDF có chất lượng tốt hơn so với MFC.
Ưu điểm gỗ MDF
- Hạn chế tối đa tình trạng cong vênh, co ngót, mối mọt, có tuổi thọ cao
- Bề mặt phẳng giúp việc thi công dễ dàng hơn.
- Dễ dàng kết hợp với những vật liệu bề mặt khác như: Acrylic, Malamine, laminate, veneer,…
- Thích hợp với nhiều phong cách thiết ké khác nhau.
- Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên
Nhược điểm của gỗ MDF
- Khả năng chịu nước kém nên không thích hợp sử dụng ở ngoài trời
- KHông làm được những sản phẩm có chi tiết trậm trổ phức tạp như gỗ tự nhiên.
- Độ dày có giới hạn, độ dẻo dai hạn chế.
Ứng dụng gỗ MDF
Việc ứng dụng ván gỗ MDF phụ thuộc vào thành phần bột gỗ, chất kết dính, chất phụ gia mà nhà sản xuất sử dụng. Ván gỗ MDF phủ Veneer thường được sử dụng làm đồ nội thất gia đình: bàn ăn, bàn làm việc, giường ngủ, tủ quần áo, cửa gỗ,… Ngoài ra, có thể sử dụng làm đồ nội thất văn phòng, trường học, bệnh viện, phân xưởng,…
Gỗ HDF
Tấm ván gỗ HDF được sản xuất bằng bột của các loại gỗ tự nhiên. Một gỗ tự nhiên được xử lý rồi kết hợp các chất phụ gia là tăng độ cứng, khả năng chống mối mọt. Sau đó, được ép dưới áp suất cao và định hình thành tấm gỗ với kích thước tiêu chuẩn 2000mm x 2400mm và độ dày từ 6mm-24mm tùy theo yêu cầu của từng người.
Các tấm ván sau khi được xử lý bề mặt sẽ được mang đi cắt kích thước theo thiết kế định hình cán thêm lớp tạo vân gỗ và lớp phủ Melamine thường được sử dụng để phủ bề mặt với sợi thủy tinh tạo nên một lớp phủ trong suốt giúp bảo vệ máy sắc, vân gỗ.
Ưu điểm của gỗ công nghiệp HDF
- Gỗ công nghiệp HDF có nhiều ưu điểm nổi bật như: khả năng chịu ẩm, mối mọt, cong vênh do thời tiết cao hơn hẳn so với gỗ tự nhiên.
- Quy trình sản xuất gỗ HDF được sấy khô và nén ép ở áp suất cao nên có khả năng chịu ẩm, chịu nước tốt hơn MFC và MDF.
- Ốc vít bám rất chặt nên khi kết hợp với gỗ HDF tạo nên những đồ nội thất có độ bền cao.
- Có thể dễ dàng kết hợp với tất cả các vật liệu bề mặt như: Laminate, melamine, veneer,…
- Gỗ đã được qua tẩm sấy khô và 80% là gỗ tự nhiên nên thân thiện với môi trường, thân thiện với sức khỏe con người.
- Là giải pháp phù hợp cho đồ nội thất cho căn nhà bạn, có tính thẩm mỹ cao.

Nhược điểm
- Có giá thành đắt nhất trong tất cả các loại gỗ công nghiệp
- Chỉ thi công được ở những sản phẩm nội thất ở dạng phẳng hoặc kết hợp thêm nẹp làm điểm nhấn.
Ứng dụng gỗ HDF trong nội thất
Gỗ HDF được sử dụng rộng rãi và phổ biến đối với nhiều hộ gia đình. Đặc biệt, được sử dụng cho các hạng mục nội thất trong nhà cũng như ngoài trời ví dụ như sàn gỗ, cửa ra vào, tủ quần áo, tủ bếp,…
Đặc biệt, với khả năng chịu lực tốt, không bị cong vênh mối mọt, và cũng không bị ẩm do thời tiết nên chúng thường được sử dụng làm sàn gỗ trong gia đình, văn phòng,…
===> Tham khảo thêm: Ván phủ Melamine
Những câu hỏi về gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp mà bạn cần biết?
Vật liệu gỗ loại nào bền nhất ?
- Gỗ nguyên khối (solid wood) hay còn gọi là gỗ tự nhiên được coi là vật liệu chắc chắn nhất trong những loại gỗ trên thị trường hiện nay.
- Sau gỗ solid wood tự nhiên thì ván ép đưng ở vị trí số 2.
- Đối với chất liệu gỗ công nghiệp HDF thì nó mạnh hơn so với chất liệu MDF. Nhưng MDF lại là vật liệu phổ biến nhất hiện nay bởi nhiều ưu điểm về công năng và chi phí, độ thẩm mỹ.
- Ván dăm là vật liệu có độ bền kém hơn hẳn các vật liệu kể trên.
Vật liệu gỗ loại nào tuổi thọ cao nhất
Khi tìm hiểu các loại chất liệu gỗ nội thất thì bạn cần biết được tuổi thọ của từng loại, tuy nhiên sử dụng đúng cách và gỗ ở môi trường phù hợp thì tuổi thọ sẽ càng cao. Về cơ bản có một vài điều bạn cần quan tâm đó là:
- Gỗ nguyên khối có tuổi thọ cao nhất (có thể lên đến hàng thế kỷ, vài trăm năm).
- Các loại gỗ công nghiệp như ván ép veneer nhiều lớp có thể lên tới 50 năm.
- HDF, MDF hoặc MFC.. có thể sử dụng từ 15 – 20 năm cho đến khi thay thế.
Vật liệu gỗ nào đắt nhất ?
Mỗi hạng mục, mỗi dự án sẽ có một ngân sách khác nhau hoặc trong khi tìm kiếm vật liệu gỗ để sử dụng cho dự án dân dụng, công nghiệp hay thương mại thì bạn cần biết được chi phí của từng loại gỗ. Trong đó xếp hạng gỗ nào đắt nhất sẽ theo thứ tự từ cao đến thấp đó là: Vật liệu đắt số 1 là Gỗ tự nhiên – Số 2 là gỗ ván ép verneer – HDF – MDF – MFC
Dựa trên những độ bền của từng loại gỗ, ta có thể biết được cách sử dụng hợp lý tất cả các loại gỗ này như sau:
- Gỗ tự nhiên có thể được sử dụng làm kết cấu gỗ hoặc làm ốp ván sàn nhà, nó có thể sử dụng trong nhà như cửa ra vào, cửa sổ hoặc ứng dụng trong các xưởng sản xuất, nhà máy công nghiệp, tàu thủy, máy bay..
- Ván ép thường được sử dụng trong sản xuất đồ nội thất dành cho gia đình và văn phòng như tường, mái hoặc sàn nhà, nội thất nhà bếp, phòng tắm..
- HDF thường được ưu tiên sử dụng cho nội thất tại những nơi có giao thông đông đúc bởi tính năng chống ẩm tốt như rạp chiếu phim, khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại.
- MDF phổ biến cho các vật dụng ốp tường, nội thất nhà bếp, đồ decor bằng gỗ, tủ kệ bếp, giường gỗ, kệ sách…
Công dụng của các loại gỗ
Để tìm hiểu về các loại vật liệu gỗ, bạn nên biết về độ bền và sức mạnh của từng loại vật liệu nếu bạn đang tìm chất liệu cho hạng mục nội thất hoặc công trình của bạn.
Kết luận
Bài viết trên Gỗ Duy Hà đã giải đáp mọi câu hỏi về gỗ công nghiệp, mong rằng sau khi đọc bài viết có thể giúp mọi người phân biệt cũng như hiểu rõ về các loại gỗ hơn.
————————————————————————————————————————————————
Để được tư vấn về chất lượng và giá thành ván ghép thanh gỗ Cao Su, quý khách hàng vui lòng liên hệ Gỗ Duy Hà:
Hotline: 0966.519.723
Địa chỉ: Ngã tư Cầu Liêu – xã Thạch Xá – huyện Thạch Thất – TP.Hà Nội
Website: www.goduyha.com
Fanpage: https://www.facebook.com/vancongnghiepduyha
Email: kinhdoanh@goduyha.com