Gỗ dán còn có tên gọi khác là “Glued Laminated Timber”, đây là sản phẩm của các loại gỗ nguyên khối với kích thước nhỏ dán lại với nhau. Gỗ dán plywood sẽ được bào phẳng bề mặt, sau đó ngâm tẩm áp lực để sử dụng cho một số mục đích khác nhau.Các loại gỗ dán càng nhiều lớp sẽ càng chịu lực được cao hơn nên được sử dụng trong các kết cấu chịu lực.
Để có thể đa dạng hóa màu sắc, sản phẩm dành cho các thiết bị nội thất thì những nhà kỹ sư phủ lên trên bề mặt gỗ dán một lớp Melamine có độ chống xước, nước, mang đến độ bóng cao. Nhằm bảo vệ gỗ dán với các tác nhân bên ngoài, tăng tuổi thọ sản phẩm.
Lịch sử hình thành & phát triển của ván gỗ dán plywood
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết đầu tiên của gỗ dán khoảng vào 3500 trước Công Nguyên. Đến đầu thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18, người Anh và người Pháp đã tiếp tục phát triển và tận dụng những tấm gỗ dán chúng lại với nhau.
Năm 1797, một người Anh tên là Samuel Bentham đã đăng ký bản quyền đối với việc sáng chế máy ép gỗ, dán các lớp gỗ lại với nhau. Từ đó, trong ngành sản xuất gỗ đã xuất hiện khái niệm gỗ dán (Plywood).
Sau quá trình phát triển và hình thành thì năm 1980, gỗ dán đã chính thức phát triển mạnh trên thị trường Mỹ và dần dần xuất hiện trên thị trường các nước lân cận.
Thành phần cấu tạo của ván gỗ dán plywood
Gỗ dán plywood được ghép từ nhiều loại mảnh gỗ khác nhau nên cấu tạo của chúng cũng có phần đặc biệt hơn so với các sản phẩm khác. Gỗ dán sẽ ghép từ 5 lớp đến 7 lớp gỗ khác nhau tùy theo mức độ mỏng hay dày mà sản phẩm cần. Gỗ dán luôn là lựa chọn hoàn hảo cho việc sản xuất sản phẩm nội thất
Cấu tạo của gỗ dán (Plywood) sẽ được chia làm ba thành phần như sau:
- Ruột: Phần ruột sẽ bao gồm nhiều lớp gỗ được cắt mỏng từ khúc gỗ tròn rồi dán kết dính lại với nhau.
- Mặt: Phần mặt gỗ đó chính là lớp veneer.
- Keo: Keo dán gỗ là một trong những thành phần quan trọng nhất, bởi đây chính là yếu tố quyết định độ bền của gỗ.
gỗ dán plywood
Tính chất vật lý và đặc điểm chung gỗ dán
Gỗ dán plywood có một số đặc điểm phân biệt với các loại gỗ khác, vậy những tính chất và đặc điểm đó là gì? Cùng gỗ Duy Hà tìm hiểu một số thông tin cụ thể ở nội dung dưới đây.
Tính chất vật lý gỗ dán
- Gỗ dán có tỷ trọng trung bình là 600 – 700 kg/m3.
- Kích thước thông dụng của gỗ dán rơi vào 1000 x 2000 mm, 1160 x 2440 mm, 1220 x 2440 mm.
- Gỗ dán có độ dày thông dụng: 25 mm, 20 mm, 18 mm, 15 mm, 12 mm, 10 mm, 8 mm, 6 mm, 5 mm, 4 mm, 3 mm.
- Thông thường, người sản xuất sẽ lựa chọn các lớp ván sẽ làm lớp lẽ như 3, 5, 7, 9 và có một lớp lõi ở giữa để tạo ra hướng vân.
Đặc điểm chung của ván gỗ dán
Ưu điểm
Cùng gỗ Duy Hà điểm qua một số ưu điểm không thể bỏ qua của ván gỗ dán dưới đây:
- Giá thành của gỗ dán plywood khá rẻ phù hợp với túi tiền nên thường được người sử dụng quan tâm nhiều.
- Ván gỗ dán giải quyết được tình trạng thiếu nguồn cung gỗ trong tự nhiên.
- Các sản phẩm được tạo ra từ gỗ dán thường có nhiều mẫu mã, kiểu dáng hơn phù hợp với nhiều hộ gia đình lựa chọn thay thế các món nội thất gỗ nguyên khối đắt tiền.
- Độ bền các sản phẩm từ gỗ dán khá cao, chúng không hề kém cạnh các loại sản phẩm gỗ tự nhiên khác như xà cừ, xoan, nhãn…
- Gỗ dán còn có ưu điểm đó chính là cách âm khá tốt nên thường được sử dụng để làm hệ thống cách âm cho phòng Karaoke.
- Gỗ dán thường bóng, nhẵn nên dễ dàng vệ sinh và lau chùi.
Xem thêm: Ưu điểm của gỗ dán so với gỗ tự nhiên và các loại gỗ công nghiệp khác.
Nhược điểm của gỗ dán
Bên cạnh một số ưu điểm của gỗ dán thì gỗ dán cũng còn một số nhược điểm khác mà bạn cần quan tâm như:
- Nếu thường xuyên tiếp xúc trong môi trường độ ẩm cao thì gỗ dán sẽ dễ bị tách lớp.
- Gỗ dán không phải là loại gỗ nguyên khối nên khả năng chịu lửa của chúng cũng khá kém so với các loại gỗ tự nhiên. Do đó, người sử dụng cần cẩn thận tránh các tình huống xấu có thể xảy ra.Sàn gỗ dán với nhược điểm bị cong vênh
- Do gỗ được ép với nhau từ những tấm gỗ mỏng nên chúng không được xử lý đúng theo tiêu chuẩn công nghệ cao dẫn đến vấn đề dễ cong vênh.
Gỗ Dán
Quy trình sản xuất Plywood như thế nào?
Quy trình để sản xuất ra gỗ dán (Plywood) gồm 2 giai đoạn chính, đó là lựa chọn nguyên liệu và giai đoạn sản xuất gỗ. Cùng gỗ Duy Hà tìm hiểu sâu hơn về quy trình này thông qua những giai đoạn dưới đây.
Giai đoạn Lựa chọn nguyên vật liệu
Một số loại vật liệu thường được lựa chọn làm gỗ dán (Plywood) đó chính là gỗ thông, bạch dương, bạch đằng…. Ưu tiên lựa chọn những cây gỗ lớn có tuổi thọ >5 năm, có thân tròn đường kính khoảng 13cm, cứng nhằm đảo bảo chất lượng sau khi phân tách.
Quy trình sản xuất Plywood
Cắt láng bản ghi
Quy trình cắt láng bản ghi cần phải tiến hành theo chiều dài quy định, sau đó tiện quay sẽ bóc nguyên liệu gỗ thành những tấm mỏng (Veneer). Những tấm gỗ này sẽ được phân chia thành từng đoạn nhỏ theo đúng kích thước sử dụng
Sấy Veneer
Sau khi gỗ được cắt láng thì sẽ có một độ ẩm nhất định, do đó bước tiếp theo trong quy trình sản xuất đó chính là sấy Veneer đủ độ ẩm. Quá trình sấy gỗ không được quá không, không được quá ẩm sẽ làm ảnh hưởng chất lượng sản phẩm.
Sắp xếp và phủ keo
Ở bước này, gỗ sẽ được sắp xếp thành từng lớp đan xen vào nhau, những lớp này sẽ được xếp thành hình vân gỗ. Cần xếp cẩn thận, tránh tình trạng gây ra độ cong vênh cho gỗ.
Sau khi sắp xếp gỗ theo đúng yêu cầu thì tiến hành phủ keo để kết dính các mảnh gỗ lại với nhau. Thông thường keo dán gỗ sẽ được chọn là keo dán chuyên dụng Phenol hoặc Formaldehyde, keo có ưu điểm mỏng nhẹ và bền chặt.
Ép gỗ
Khi các tấm gỗ đã được định hình và phủ keo thì công đoạn kế tiếp chính là ép gỗ. Những tấm gỗ sẽ được ép lạnh trong thời gian 20 phút để lớp keo phủ đủ thời gian đông cứng và cố định.
Kiểm tra chất lượng
Công đoạn cuối cùng trong quy trình sản xuất gỗ dán đó chính là kiểm tra lại chất lượng sản phẩm trước khi cung cấp ra thị trường. Các tấm gỗ dán sẽ được chọn ngẫu nhiên để tiến hành mang đi kiểm tra về độ bền liên kết, độ bền cơ học và mức chất thải Formaldehyde. Gỗ dán plywood có rất nhiều loại, tuy nhiên ngày càng có nhiều đại lý bán mặt hàng này với nhiều loại khác nhau. Để có một sản phẩm sử dụng lâu dài chúng ta cần cân nhắc và lựa chọn thất kỹ lưỡng. Xem xét xem môi trường chúng ta dự tính thực hiện như thế nào để lựa chọn gỗ dán phù hợp tránh tình trạng không đúng và hạn chế tối đa tình trạng hỏng, ảnh hưởng của thời tiết trong quá trình sử dụng. Làm sao để đảm bảo được độ bền cao nhất có thể, sử dụng lâu dài
Ván gỗ dán và ván gỗ tự nhiên cái nào tốt hơn?
Việc lựa chọn loại gỗ để sử dụng trong thiết kế là một trong những bước quan trọng có thể quyết định tuổi thọ sản phẩm. Nhiều khách hàng băn khoăn giữa chất lượng gỗ dán so với chất lượng gỗ tự nhiên. Cùng tham khảo một số so sánh giữa hai loại gỗ này với các thông tin sau:
Về tính cơ học
Gỗ dán được đánh giá là sản phẩm có khả năng chịu lực tốt hơn so với gỗ tự nhiên. Nguyên nhân là do gỗ dán có cấu tạo hình hạt chéo và được trải qua quy trình sản xuất nghiêm ngặt.
Bề mặt
So sánh về yếu tố bề mặt có thể đánh giá gỗ dán và gỗ tự nhiên có thể ngang ngửa nhau. Tuy nhiên, gỗ dán trải qua quá trình sản xuất phức tạp hơn nên chất lượng bề mặt cũng sẽ mịn hơn một chút.
Cái nào dễ gia công hơn
Do gỗ tự nhiên có độ cứng và giòn hơn nên gia công có thể giữ đinh vít chắc chắn hơn gỗ dán, nhưng nếu gia công không tỉ mỉ có thể nứt gỗ. Còn gỗ dán có thiết kế hạt chéo nên độ bám sẽ tốt, dễ dàng bắt đinh vít.
Trọng lượng
Việc cân đo trọng lượng giữa gỗ tự nhiên và gỗ dán có thể hơi khó. Tuy nhiên, gỗ dán đã trải qua công đoạn sấy Veneer nên trọng lượng có thể nhẹ hơn so với gỗ tự nhiên.
Gỗ dán Plywood hay gỗ tự nhiên chống ẩm tốt hơn?
So về chống ẩm thì gỗ dán Plywood sẽ có độ chống ẩm tốt hơn so với gỗ tự nhiên. Gỗ dán có thể khắc phục được lỗi biến dạng mà gỗ tự nhiên mắc phải.

Ứng dụng của gỗ dán trong cuộc sống
Gỗ dán được ứng dụng nhiều trong cuộc sống của chúng ta, cùng điểm qua một số ứng dụng của sản phẩm gỗ dán:
- Gỗ dán (Plywood) thường được sử dụng trong các công trình xây dựng với vai trò là vật liệu phủ hoặc khuôn đổ bê tông.
- Gỗ dán thường có nhiều lớp khác nhau do đó khả năng chịu lực cũng khá tốt, tạo nên độ bền và ổn định. Do đó, gỗ dán được ứng dụng trong việc làm vách ngăn và sàn nhà.
- Do trải qua nhiều công đoạn cắt láng nên bề mặt của gỗ dán khá mịn, thích hợp cho việc ứng dụng để làm các món nội thất như tủ, giường ngủ, bàn học…
- Bên cạnh những ứng dụng kể trên, gỗ dán (Plywood) còn được sử dụng để đóng các loại thuyền, ghe mục đích đi biển…
- Sản xuất một số sản phẩm như ghế gỗ gấp gọn Gỗ Duy Hà, ghế xếp chồng hay bàn ăn…
Từ những thông tin chi tiết về gỗ dán (Plywood) trên đây mà gỗ Duy Hà đã tổng hợp, hy vọng sẽ giúp bạn tháo gỡ được các thắc mắc xoay quanh đến gỗ dán. Hy vọng các kiến thức này sẽ giúp được bạn trong quá trình xây dựng và trang trí nhà cửa. Và đừng quên theo dõi gỗ Duy Hà để cập nhật các thông tin hữu ích về nội thất nhà cửa! Hãy theo dõi thêm để nhận được những thông tin bổ ích xoay quanh nội thất cũng như sắm ngay cho mình các sản phẩm nội thất thông minh như là sofa giường, bàn ăn thông minh nữa nhé!
————————————————————————————————————————————————
Để được tư vấn về chất lượng và giá thành ván ghép thanh gỗ Cao Su, quý khách hàng vui lòng liên hệ Gỗ Duy Hà:
Hotline: 0966.519.723
Địa chỉ: Ngã tư Cầu Liêu – xã Thạch Xá – huyện Thạch Thất – TP.Hà Nội
Website: www.goduyha.com
Fanpage: https://www.facebook.com/vancongnghiepduyha
Email: kinhdoanh@goduyha.com